Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học và hiệu quả

Đăng bởi Mr. Sangach vào lúc 19/02/2021

Không gian nhà ống thường bị hạn chế về diện tích đòi hỏi phải bố trí để tránh cảm giác chật chội và bí bách. Đặc biệt không gian nhà vệ sinh với vai trò quan trọng trong không gian và tần suất sử dụng nhiều. Vậy Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học và hiệu quả sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây!

Đặc điểm nhà vệ sinh trong nhà ống là gì?

Với những không gian lớn thì quy mô nhà vệ sinh dao động từ 5m2 đến 7m2, tách riêng nhà tắm với nhà vệ sinh. Tuy nhiên với nhà ống có diện tích nhỏ thì gia chủ cần tận dụng khoảng trống để thiết kế nhà vệ sinh tối ưu với những đặc điểm như:

Nhà ống hạn chế về diện tích sinh hoạt

  • Diện tích nhà vệ sinh hợp lý dao động từ 3m2 đến 4m2 tùy vào diện tích mặt sàn và số lượng thành viên trong gia đình.
  • Bố trí nhà vệ sinh hợp lý với cấu trúc gồm 3 khu vực là bồn cầu, bồn rửa và khu tắm đứng. Cần chú ý phân biệt giữa hai không gian là khô và ướt, khu vực khô để lắp đặt lavabo và bồn cầu, khu vực ướt dành để tắm.
  • Với diện tích trung bình hoặc lớn hơn một chút thì ngoài bồn cầu và lavabo bạn có thể đặt thêm bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm nằm. Không nên sử dụng vách ngăn cho những bộ phận này vì sẽ gây chật chội cho không gian sống.

Cách bố trí nhà vệ sinh khoa học, hợp lý

Nhằm tiết kiệm tối đa diện tích trong căn nhà ống chật hẹp bạn có thể tham khảo những cách làm dưới đây:

Bố trí hợp lý để tiết kiệm không gian sống

  • Thiết kế nhà vệ sinh bên cạnh giếng trời hoặc những phía tiếp giáp với hẻm giao lưu với không gian sống. Với những nhà vệ sinh trên lầu có thể đưa ra trước nhà để tạo không gian thoáng với không gian mặt tiền.
  • Với những mảnh đất không vuông có thể thiết kế không gian ở vị trí dôi ra. Điều này vừa có thể nắn đất lại tạo sự tách biệt rõ ràng hướng về môi trường thoáng khí tự nhiên.
  • Nếu nhà vệ sinh có diện tích nhỏ bạn nên chọn màu gạch ốp sáng, tương sinh với màu bản mệnh là tốt nhất. Có thể sử dụng gương bố trí trong nhà vệ sinh giúp không gian trở lên rộng rãi. Với chậu rửa nên chọn kiểu dáng dài và hẹp, các thiết bị nên treo trên tường thay vì đặt dưới nước.
  • Với nhà ống nhiều tầng bạn nên thiết kế vệ sinh hợp lý, theo trục đứng để đường ống và điện nước dễ lắp đặt.
  • Diện tích nhà vệ sinh nhỏ bạn nên thêm hệ thống thông gió và mở cửa sổ quay về hướng mặt trời đảm bảo sự thông thoáng, giúp toilet khô ráo.

Những cấm kỵ trong bố trí nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là một không gian quan trọng trong nhà nên khi bố trí không gian này bạn cần đảm bảo không phạm vào những điều cấm kỵ như sau:

Không đặt nhà vệ sinh ở trung tâm nhà

Chính giữa nhà thuộc hành Thổ, theo quy luật vận động của ngũ hành thì Thổ với thủy tương khắc. Đặc biệt vị trí chính giữa của ngôi nhà được ví như trái tim của con người khi trái tim bị ô nhiễm thì mệnh trạch của căn nhà cũng không được tốt.

Hạn chế những điều cấm kỵ trong không gian sống

Cửa nhà vệ sinh không đặt đối diện cửa chính

Hướng cửa chính là hướng tọa lạc của căn nhà nên đặt nhà vệ sinh hướng cửa chính là điều đại kỵ trong phong thủy. Điều này khiến các thành viên trong gia đình luôn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc.

Không đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam

Theo phương vị Bát quái hướng Nam được gọi là Li quái, mệnh Hỏa còn nhà vệ sinh lại thuộc hành Thủy. Nếu nhà vệ sinh được đặt ở hướng Nam sẽ tạo nên thế khắc chế địa Hỏa, không mang đến may mắn cho gia chủ.

Nhà vệ sinh không đặt trên phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn

Phòng khách là nơi mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, đón nhận đương quan, hội tụ nhiều dương khí. Vì vậy khi bạn đặt nhà vệ sinh trên phòng khách sẽ khiến cho nguồn năng lượng tích cực bị lấn át, đè nặng, phòng khách ở vị trí chính giữa nhà càng nguy hiểm hơn.

Sắp xếp khoa học mang đến không gian sống thoáng mát, an lành

Phòng ngủ là không gian riêng tư để chủ nhân thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi để lấy lại tinh thần. Vì vậy việc đặt nhà vệ sinh trên phòng ngủ khiến cho chủ nhân tiếp nhận những ô uế độc hại. Còn phòng bếp là nơi chế biến món ăn mỗi ngày, quyết định trực tiếp đến sức khỏe gia chủ . Nhà vệ sinh tổng hợp những thứ bẩn thỉu, uế tạp, ẩm ướt nên khi đặt nhà vệ sinh phía trên sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Nhà vệ sinh không đặt cạnh phòng thờ

Điều cấm kỵ là nhà vệ sinh không đặt cạnh phòng thờ hay trên phòng thờ. Bởi phòng thờ là nơi thiêng liêng cần sự thanh lịch tuyệt đối. Nếu nhà vệ sinh đặt ngang với phòng thờ sẽ khiến phòng thờ bị uế tạp, mang ý nghĩa không may mắn về phong thủy cũng như tâm linh.

Không đặt cửa nhà vệ sinh đối diện với phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ, phòng bếp. Bởi những không gian trên cần nguồn năng lượng tốt đối diện với nguồn năng lượng xấu mang đến sự hỗn tạp. Tương tự phòng vệ sinh đặt dưới hoặc cạnh những không gian này cũng mang đến những ý nghĩa không may mắn.

Không đặt 2 cửa nhà vệ sinh đối diện nhau

Điều tối kỵ tiết theo là bạn không nên đặt 2 cửa nhà vệ sinh đối diện nhau vì điều này sẽ khiến bệnh tất chạy vào cơ thể. Có thể khiến gia chủ thất thoát về mặt tài chính, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

Không sửa nhà vệ sinh thành phòng ngủ

Nếu nhà vệ sinh không hợp phong thủy hoặc cần sửa chữa để thuận tiện sinh hoạt. Bạn không nên cải tạo thành phù mà chỉ nên tận dụng thành nhà kho để tránh nhiễm uế, xui xẻo, bệnh tật.

    Tham khảo thêm:

    Lời kết

    Những ngôi nhà thành phố hạn chế về diện tích bạn nên áp dụng ngay những cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học và hiệu quả. Bạn đang có nhu cầu lắp đặt và mua sắm những đồ nội thất vệ sinh trong gia đình hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

    SHOWROOM CAESAR ĐẠI HOÀNG DƯƠNG

     

     

     

     

     

     
     
    VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
    zalo