Trọn bộ thông tin về chậu rửa inox mà bạn cần biết

Đăng bởi Mr.San vào lúc 22/04/2021

Chậu rửa inox cùng bếp nấu là 2 vật dụng quan trọng nhất trong không gian bếp, tạo nên những bữa cơm ấm cúng của gia đình. Vì vậy, bạn cần biết nhiều thông tin và cân nhắc nhiều khía cạnh trước khi quyết định xuống tiền mua bất kỳ chiếc chậu rửa nào.

Chậu rửa inox hiện có những loại nào trên thị trường?

Thông thường, chậu rửa inox sẽ được các hãng phân biệt dựa trên số hộc/khoang/bồn rửa/hố của chậu. Có 3 loại chính là 1 hộc , 2 hộc và 3 hộc

Chậu rửa bát 1 hộc

Đây là chậu đơn và thường dùng cho những căn bếp có diện tích nhỏ hẹp. Chậu 1 hố thường chỉ có 2 hình dạng chính là hình vuông hoặc hình chữ nhật. Thiết kế cũng khá đơn giản: thường chỉ kèm lòng chậu và 1 bệ để đồ nhỏ.

Chậu rửa 1 hộc thường được sử dụng trong phòng bếp nhỏ

Chậu rửa 2 hộc

Đây là mẫu chậu phổ biến nhất và được nhiều khách hàng lựa chọn nhất hiện nay. Chậu rửa 2 bồn khá phù hợp với quy mô sử dụng của các gia đình Việt. Chậu rửa 2 bồn có thiết kế tương đối đa dạng về hình khối: hình vuông, tròn, chữ nhật. Chậu cũng được thiết kế theo nhiều hướng:  2 bồn rửa kích thước bằng nhau hoặc 1 chậu to, 1 chậu nhỏ.

Chậu rửa 2 hộc được nhiều gia đình lựa chọn vì phù hợp với nhu cầu sử dụng

Chậu rửa 3 hộc

Mẫu chậu này tương đối kén người mua bởi kích thước lớn, đòi hỏi căn bếp phải có diện tích rộng. Chậu thường được thiết kế với 2 bồn rửa to, 1 bồn nhỏ nằm chính giữa hoặc nằm phía ngoài. Chậu cũng hay đi kèm với 1 bàn riêng ở bên cạnh nên tổng kích thước của bộ chậu rửa inox có thể lên tới hơn 1m. Vì vậy, nếu khu bàn bếp không đủ dài thì có thể khiến các khu vực bếp nấu, bàn sơ chế, cắt thái thực phẩm… bị ảnh hưởng.

Chậu rửa 3 hộc chiếm diện tích lớn trên bàn bếp nhưng có tính thẩm mỹ cao và cực kỳ tiện dụng

Có những cách lắp đặt chậu rửa inox nào?

Có 2 phương thức lắp đặt chậu rửa chính là lắp âm bàn đá hoặc lắp bình thường.

Chậu rửa lắp âm bàn

Để lắp chậu theo cách này,  thợ đá phải tiến hành mài phía trong mặt đá sâu thêm khoảng 1mm -1,5mm để đặt vừa viền chậu. Lắp chậu âm bàn giúp tổng thể căn bếp đẹp hơn, sạch hơn, dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là yêu cầu cao đối với thợ làm mặt đá cho bàn bếp và chi phí sẽ đắt hơn so với cách lắp thông thường

Chậu rửa âm bàn đá trông rất sạch sẽ và đẹp mắt

Cách lắp chậu rửa thông thường

Với cách này, thợ đá chỉ cần để trống một khoảng đủ vừa miệng chậu rửa là có thể dễ dàng tiến hành lắp đặt. Tuy nhiên, viền chậu sẽ cao hơn mặt bàn khoảng từ 1mm – 1.5mm. Phần nối giữa viền chậu và mặt bàn cũng được phủ thêm keo Silicone để chống thấm nước và đảm bảo vệ sinh.

Cách lắp thông thường giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng tháo lắp, thay mới. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là khó vệ sinh khu bếp, không đảm bảo tính thẩm mỹ và phải tiến hành tu bổ lớp keo Silicone định kỳ.

Chậu rửa inox lắp thông thường ( còn gọi là lắp dương bàn) với phần viền chậu nằm phía trên mặt đá

Chậu rửa inox được chế tạo từ những loại vật liệu nào?

Không phải tất cả chậu rửa có trên thị trường đều được chế tạo từ cùng một loại vật liệu, Inox cũng được chia ra thành nhiều dòng khác nhau với chất lượng khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là 4 loại inox: 430, 201, 304

Inox 430: Cấp thấp nhất trong các dòng inox sản xuất chậu rửa

Inox 430 được đánh giá là hợp kim thiếu ổn định nhất trong số tất cả các dòng inox hiện nay. Sử dụng vật liệu này làm chậu rửa có thể giúp giá thành hạ xuống rất thấp nhưng khiến chậu có chất lượng kém, độ bền thấp. Chậu inox loại này dễ bị oxy hóa bởi môi trường nhiều ẩm, dễ han rỉ, nhanh xỉn màu.

Vật liệu inox 430 thường ít xuất hiện ở các thương hiệu sản xuất lớn mà hay có ở những loại hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Inox 201

Đây là vật liệu có độ phổ biến cao trong sản xuất chậu rửa inox. Chậu có độ bền tốt hơn inox 430, giá thành hợp túi tiền. Tuy nhiên, độ bền và chất lượng vẫn chưa so sánh được với các dòng inox cao cấp.

Vì vậy, để tăng tính thẩm mỹ và thời gian sử dụng, các dòng chậu chế tạo từ inox 201 thường được phủ thêm 1 lớp mạ để chậu thêm sáng bóng và hạn chế khả năng bị xỉn màu.

 

Chậu rửa được sản xuất bằng vật liệu inox 201

Inox 304

Đây là 2 dòng vật liệu được xếp vào nhóm cao cấp và được đánh giá là an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Chậu không bị xỉn màu khi ngâm nước lâu ngày, ít bị rỉ sét, ít thấm nước do kết cấu các phân tử C, Cr và Ni rất bền chắc.

Sử dụng vật liệu inox 304, chậu sẽ rất sáng và có độ bóng cao, tạo cảm giác sạch sẽ và sang trọng cho khu vực bếp của gia đình. Vì là dòng vật liệu cao cấp nên giá thành nhỉnh hơn những loại inox còn lại.

Bồn rửa chén inox 304 lại có độ mờ nhẹ hoặc bóng, đường nét sắc sảo, thích hợp với những gia chủ có phong cách thẩm mỹ nhẹ nhàng, tinh tế.

Nhược điểm của chậu rửa inox 304 chính là giá bán cao và dễ mua phải hàng giả nếu không tìm đúng nhà phân phối chính hãng.

>>>>>Tham khảo thêm catalogue kích thước và giá chậu chén 2021 (Giảm giá hơn 40% so với giá bìa).

 

 

 

Kết

Trên đây là một số những kiến thức quan trọng nhất về chậu rửa inox mà khách hàng nên biết trước khi chọn mua. Để được tư vấn thêm về các mẫu chậu rửa được yêu thích nhất trên thị trường hoặc tư vấn chọn chậu rửa phù hợp với gia đình; khách hàng có thể liên hệ với chuyên gia tại Showroom Đại Hoàng Dương tại địa chỉ:

>>>>>Xem thêm 5 ưu điểm "nghe là thích" của gạch sân vườn Viglacera

Đại lý chậu chén ĐẠI HOÀNG DƯƠNG

  • Địa chỉ: 464A Quốc lộ 13, KP. Nguyễn Trãi, P. Lái Thiêu, TP. Thuận An, T. Bình Dương
  • Email: sangach.vn@gmail.com
  • Hotline: 0888.709.099
  • Website chính thức: sangach.vn

 

 

Tags : > Bồn rửa chén Inox Chậu chén chậu chén inox
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo